Friday, April 30, 2010

Những người chết sau cùng trong cuộc chiến



LTS - Bài viết này, dưới dạng hồi ức, do một độc giả Người Việt gởi tặng, nhân số báo đặc biệt tưởng niệm 35 năm biến cố 30 Tháng Tư. Tác giả ghi lại những gì diễn ra trước mắt mình, ngay trước nhà mình, ngay trong khu phố mình sống, những giờ phút cuối cùng của miền Nam. Ngày ấy, tác giả vừa tròn 15 tuổi.
--------------------------------------------------------------------------------
Triều Phong


Viết cho ngày 30 Tháng Tư năm ấy.
Viết cho những người lính cấp bậc nhỏ, nhưng hy sinh lớn.
Viết cho những người lính vô danh,
Vị quốc vong thân lúc thành mất nước tan.
Ai cũng sống cả một đời, nhưng chết chỉ một lần.
Các anh, những người lính nhỏ,
Các anh, những người lính vô danh, nhưng hy sinh vĩ đại!

Suốt 35 năm qua, tôi đã đọc, đã nghe và cũng đã xem nhiều về những hy sinh của các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa khi nước mất nhà tan vào tay Cộng Sản trong ngày 30 Tháng Tư đau buồn của năm 1975. Lúc ấy tôi được 15 tuổi, chưa trưởng thành, chưa đủ khôn và đủ hiểu biết chuyện đời, nhất là chuyện thời cuộc. Ở tuổi này, tuy chưa đủ lớn, ký ức mình cũng đủ “già dặn” để không quên điều xảy ra. Và trong ý nghĩ đó, có một câu chuyện cho đến giây phút này vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi.


Mấy mươi năm qua, tôi cho đó là “chuyện nhỏ.” Sau này, tôi chợt nhận thức, rằng chuyện nhỏ này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn mà hôm nay tôi muốn ghi lại và chia sẻ với những ai quý tự do, yêu độc lập và chuộng hòa bình.


Lúc ấy là 09 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975!
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười, khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi...
--------------------------------------------------------------------------------
Thời khắc ấy cách đây đúng 35 năm, trong cảnh hỗn mang của ngày tàn cuộc chiến, trong xóm tôi ở Ngã Năm Bình Hòa-Gia Ðịnh, bỗng xuất hiện bốn năm người lính Nhảy Dù. Họ chạy lúp xúp men theo vách tường nhà Dì Sáu của tôi rồi dừng lại trước nhà tôi. Tất cả đều còn rất trẻ và người họ mang đầy súng ống đạn dược. Áo quần họ bám đầy bụi đỏ. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ai cũng biết những người lính này mấy ngày trước đây đã từng xông pha trận mạc. Họ đứng trước khoảng đất trống, ngó dáo dác một đỗi, thì người lính có mang một bông mai trên cổ áo nói, như ra lệnh:
- Anh em đào ở đây đi.
- Tuân lệnh thiếu úy!
Một người trong họ trả lời. Thế là các anh tháo gỡ trên vai xuống mấy cái xẻng cá nhân. Với thao tác nhanh lẹ, phút chốc họ đã biến chúng thành những cái cuốc và bắt đầu đào hố cá nhân.
Trong nhà, má tôi lo lắng ra mặt. Bà đang phân vân chẳng biết có nên di tản không và nếu đi thì chưa biết phải đi đâu. Bất ngờ, bây giờ thấy lính tráng chuẩn bị hầm hố chiến đấu trước cửa nhà, bà thêm hoảng sợ.
Tuổi thiếu niên đang lớn, hiếu kỳ, tôi tò mò bước ra sân, tiến gần đến khoảng đất trống ngồi chồm hổm xem mấy người lính làm việc. Lâu lâu có tiếng đại bác vọng về, tiếng súng bắn lẻ tẻ vang lên đây đó làm cho bầu không khí chết chóc thêm ngột ngạt, hình ảnh chiến tranh thêm rõ nét.
Dân trong xóm tôi nhốn nháo chạy tới chạy lui, mặt mày ai nấy đều lấm la lấm lét khi đi ngang qua nơi mấy người lính đang làm việc. Bộ mặt của thành phố Sài Gòn lúc đó như người bệnh nặng sắp mất.
Ðộ chừng nửa tiếng sau, khi hố được đào khá sâu, một người lính đứng lên, mồ hôi nhễ nhại trên mặt. Anh đưa cánh tay lên cao, quẹt lấy mớ tóc bê bết trên trán để lộ một cái sẹo thật to nơi đuôi mắt phải, đoạn nhìn tôi:
- Em trai chạy vô nhà lấy cho anh xin miếng nước uống đi em.
Tôi đứng dậy co giò phóng vào nhà. Ít phút sau tôi mang ra cho các anh một ca nước đá bự, một cái ly và một ít kẹo đậu phọng với bánh in mà má tôi đưa thêm. Họ ăn, họ uống, họ nói cười vui vẻ, cơ hồ như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có người thiếu úy là không ăn uống gì cả. Người thiếu úy này cũng còn trẻ và đẹp trai như Tây lai nhưng dáng dấp rất phong trần, uy dũng. Tôi đoán chừng tuổi đời anh chỉ khoảng 23, 24 gì thôi. Anh có vẻ như đang lo lắng trước tình hình chiến sự lan rộng nên nét mặt luôn phủ một lớp sương mờ căng thẳng.
Nắng lên khá cao...
Bỗng một tiếng nổ lớn từ đâu dội lại rung chuyển cả mặt đất. Tôi hoảng hốt. Mấy người lính ngưng đào, ngẩng đầu nhìn quanh. Viên thiếu úy ngó về cuối xóm một thoáng rồi nói với đồng đội:
- Anh em cứ tiếp tục đi, để tôi xuống dưới này xem sao.
Người thiếu úy xốc khẩu M-16 đang mang trên vai lên cao và bỏ đi trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bên trong, má tôi gọi tôi vào và không cho ra khỏi nhà, vì sợ đạn lạc. Xế trưa, lúc ông Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ buông vũ khí và đầu hàng vô điều kiện thì má tôi vội vã kêu tôi cầm cái radio-casette hiệu Sanyo ra cho những người lính bên ngoài nghe. Trong khi họ còn sững sờ thì viên thiếu úy từ dưới đang vội vã đi lên. Một anh lính trẻ giơ chiếc radio về viên sĩ quan, hớt hải, nghẹn ngào. Anh nói như sắp khóc:
- Thiếu úy, thiếu úy, ông Minh đầu hàng rồi. Mình thua rồi!
Viên sĩ quan khựng lại một lúc rồi chăm chú nhìn vào cái radio trong im lặng não nề. Tiếng ông Minh kêu gọi đầu hàng cứ được lập đi lập lại hoài khiến người sĩ quan trẻ nổi cáu:
- Ð.m. sao chưa đánh đấm gì đã lo đầu hàng?
Người thiếu úy giận dữ quát tháo, gương mặt đan xen nỗi đau và buồn. Sau một đỗi phân vân, cuối cùng thiếu úy hạ giọng:
- Thôi đi.
Thế là họ bỏ chiến hào đang đào dang dở và hấp tấp chạy trở ra đường. Ðộ chừng một tiếng đồng hồ sau, người ta nghe nhiều tiếng súng AK-47 nổ giòn giã rồi tiếng M-16 bắn liên thanh đáp trả. Lẫn lộn trong đó thỉnh thoảng có cả tiếng súng M-79 đệm vào. Ðứng trong sân nhà nhìn ra, tôi thấy có vài cột khói đen bốc lên cao.
Từ bên ngoài, vài người trong xóm tôi tất tả chạy về. Gặp má tôi đang đứng lấp ló nơi cửa, họ báo:
- Ðang đánh nhau ở ngoài Ngã Năm dữ lắm cô Ba.
Ngã Năm Bình Hòa là giao điểm của năm con đường từ năm hướng khác nhau. Năm Mậu Thân 1968, nhiều trận đánh đã diễn ra ở đây khi Lực Lựợng Bảo Vệ Biệt Khu Thủ Ðô của quân đội VNCH ngăn chặn các mũi tiến công của cộng quân từ bên ngoài đổ về qua mấy cửa ngỏ như Gò Vấp, Cầu Bình Lợi, Lò Vôi hay Ðồng Ông Cộ... nên nó trở thành một trọng điểm chiến lược vì là một trong những lộ chính tiến vô thủ đô Saigon.
Chiều cùng ngày, khi lịch sử đã an bài, dân chúng bắt đầu túa ra đường phố. Lớp thì đón quân “Giải Phóng,” lớp khác lại mừng đất nước “Ðộc Lập,” trong khi tôi thì tò mò theo người cậu họ ra xem tình hình ngoài ngõ. Nghe thiên hạ bàn tán xôn xao có lính chết ở chỗ Ngã Năm Bình Hòa, cậu cháu tôi lần bước tới quan sát. Một đám đông đang vây quanh trước Nhà Thuốc Tây Tiến Thành, là nhà thuốc của má thằng bạn tôi. Cố gắng chui vào đám người hiếu kỳ ấy và luồn lách một tí, tôi tới được bên trong. Giữa vòng người nọ là xác một người lính nhảy dù nằm chết cứng. Ngực thủng một lỗ lớn, chiến bào loang đầy máu và đã chuyển sang nâu sậm nhưng đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng. Nhìn kỹ, tôi chợt giật mình: người đó chính là viên thiếu úy ban sáng!
Ðang còn ngỡ ngàng, tôi bỗng thấy có một thanh niên vẹt đám đông bước lại gần xác người thiếu úy. Anh mặc một chiếc quần tây đen ngắn củn và áo thì rộng lùng thùng như đồ của ai cho chớ không phải của anh vậy. Anh khom người xuống, giơ tay vuốt nhẹ nhàng lấy khuôn mặt lạnh vô hồn kia. Ðôi mắt từ từ nhắm lại và nơi khóe miệng một dòng máu nhỏ rỉ ra bên mép.
Dường như chàng thanh niên lâm râm khấn vái điều gì đó nho nhỏ, đoạn anh đứng lên, bước ra với đôi mắt đẫm lệ. Tôi nhận ra ngay anh chính là người lính xin nước tôi lúc sáng, nhờ vết sẹo to nơi đuôi mắt.
Thiên hạ bàn tán sôi nổi khi dòng máu tươi nơi khóe miệng của thi hài đã lâu kia rỉ ra. Người miền Nam vốn duy tâm, thiên hạ tin rằng đấy là một điều linh thiêng vì vị sĩ quan này có lẽ còn có chuyện chi oan ức. Ðột nhiên, chị Bảy bán tạp hóa sau lưng tôi lên tiếng kể lể với những người xung quanh:
- Ông thiếu úy này và mấy người lính của ông ta nấp ở vách tường bên kia kìa. Ðứng trông cửa sổ nhà nhìn qua, tui thấy mấy ổng bắn xuống phía mấy ông “Việt Cộng” ở dưới Ðồng Ông Cộ quá trời. Cuối cùng chắc thấy không xong, ổng biểu mấy người lính của ổng chạy đi còn ổng thì vẫn ở lại. Rồi hình như ổng bị thương sao đó nên bò sang nấp vô Cổng Ðình Thần Bình Hòa này nè. Hai bên còn bắn nhau một lúc lâu nữa và khi không còn nghe tiếng súng thì tui dòm ra thấy ổng lết tới đây rồi chết luôn.
- Hết chiến tranh rồi mà chết, tội nghiệp quá! Không biết có gia đình vợ con gì không? Thân nhân mà hay được chắc là buồn lắm.
Ông già bên cạnh chị Bảy nói theo làm mọi người mủi lòng trước sự hy sinh oai hùng của viên thiếu úy. Chợt một bà cụ cầm tấm chăn, không biết từ đâu, tách đám đông bước vô phủ trùm lên xác người thiếu úy và mếu máo:
- Dù con không có họ hàng gì với bà nhưng bà thấy con chết thảm bà thương quá. Tội nghiệp, con cái nhà ai vậy không biết nữa. Thôi con chết rồi, con hãy thanh thản ra đi và nếu hồn con có thiêng thì phù hộ cho bà con nơi đây được nhiều an lành nha con!
Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi. Ngẩng mặt lên bắt gặp tôi đang nhìn anh trân trối, anh vụt bỏ đi.
Ngó cho đến khi bóng dáng xiêu vẹo của anh khuất nơi cuối chợ, tôi thấy lòng nao nao buồn. Cảm khái trước một nỗi niềm mất mát bao la của tình đồng đội thiêng liêng cao quý lẫn tiếc nuối cuộc đời binh nghiệp nữa đường gãy đổ, tâm hồn tôi tràn ngập cả một sự chua chát to lớn.
Nhưng tôi đâu biết rằng, đó chỉ là khởi điểm của một trang sử đau thương cho dân tộc, cho hàng vạn sinh linh sau này.

(Charleston, South Carolina, ngày 23 tháng 3, năm 2010)

Wednesday, April 28, 2010

Cáo Phó Phêrô Phạm Văn Hy Cựu Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt

Người mẹ già của tử sĩ VNCH trên căn gác tối


Chân dung tử sĩ Phạm Ngọc Cường, trên bia mộ được người mẹ giữ lại cho đến hôm nay. (Hình: Trần Tiến Dũng)
Khi D. hướng dẫn tôi đi lên căn gác tối của một ngôi nhà trên đường Thái Phiên - quận 11 - Sài Gòn, tôi đã có ý nghĩ, với một cầu thang gỗ nhỏ hẹp và chực chờ gãy đổ như thế này thì người mẹ một tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi tìm gặp, hẳn sẽ không bao giờ bước xuống khỏi căn gác được. Hẳn từ đây, bà sẽ vĩnh viễn tách biệt với thế giới hiện tại, để sống mãi trong ký ức với đứa con trai duy nhất đã hy sinh vì tổ quốc và lý tưởng dân chủ-tự do.
Chúng tôi bước từng bước thận trọng trên nền lót ván, cái nền này tuy trải miếng nhựa sạch sẽ, nhưng do quá cũ nên lún phập phều như nền đất bùn. Ánh sáng buổi xế chiều yếu ớt làm căn gác nhỏ thêm u tối.
Trước mắt chúng tôi, một bà cụ tóc trắng lưa thưa nằm co ro trên nền căn gác, cạnh cái ghế sô pha cũ rách. Phía trên bà là cái bàn thờ. Và, như mọi cái bàn thờ, vốn được tạm bợ đặt trên chiếc tủ ly, có cả di ảnh người đã khuất bên bình hoa nhựa đầy bụi bặm. Đây là góc riêng của người già buồn tủi thân phận.
Dù không muốn đánh thức cụ, tiếng chân chúng tôi làm căn gác ọp ẹp kêu cót két khiến cụ thức giấc. Thấy có khách, cụ bà ngồi dậy, đưa tay vuốt mấy sợi tóc lưa thưa trắng như cước. D. lên tiếng thưa cụ, cụ nói: 'Cậu đấy à! Lâu không thấy cậu.' Rồi cụ đưa mấy ngón tay run run, chùi mắt, ngẩng mặt lên nhìn chúng tôi. Cụ bà đối diện với chúng tôi là một người Bắc di cư. Quê cụ ở Thái Bình. Cụ là bác ruột của D.
Cùng ngồi nói chuyện có chị Bích, người con gái duy nhất còn lại của cụ. Chị Bích giả vờ hỏi cụ: 'Phải bà với anh đi tàu há mồm vào không. Chống Tây cho cố vào rồi chạy.' Cụ lắc đầu: 'Tôi đi máy bay từ Phòng vào đấy. Tây nó đưa đón tôi đấy.' Chị Bích quay sang nói với chúng tôi, 'Cụ còn minh mẫn lắm, các anh cứ hỏi chuyện.'


Người lính ấy...


Cụ tên là Nguyễn Thị Lê, năm nay đã 87 tuổi. Khi Nhật đảo chánh Pháp, người chồng đầu của cụ, ông Phạm Đức Thịnh làm ở sở Tây, bị bom chết ở Hòn Gai, một mình cụ nuôi con trong những năm đói khổ khủng khiếp. Năm 1954, trong cơn biến động chia cắt đất nước, cụ tay dắt đứa con trai duy nhất của mình vào Nam. Ở miền Nam để có điều kiện nuôi con, cụ làm vợ kế cho ông Trần Lý, (sau này là bố của chị Bích), cũng là một người Bắc di cư, và là công chức của chế độ miền Nam.
Đứa con trai mồ côi cha, anh Phạm Ngọc Cường, được sự đỡ đầu của người cha kế, năm 10 tuổi thì được vào trường Thiếu Sinh Quân. Cụ Lê nói: 'Năm nó vào trường, nó là đứa bé nhất, tội lắm.' Anh Cường học ở trường Thiếu Sinh Quân cho đến khi tốt nghiệp. Trong bản tướng mạo quân vụ của anh mà cụ Lê còn giữ được đến ngày nay, ghi anh tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân năm 1964. điểm trung bình 13,81 và thứ hạng tốt nghiệp là 19/123. Chứng chỉ năng lực chuyên môn Bộ Binh 2. Cụ Lê nói: 'Mỗi khi tôi lên trường thăm con, chúng bạn nó đều chạy ra thưa gởi lễ phép lắm, không như người ngày nay.'
Sau này, Anh Phạm Ngọc Cường, người cố sĩ quan tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân, được truy phong cấp bậc thiếu úy đó đã có lần nói với mẹ là anh sẽ không lập gia đình và sẽ sống qua chiến tranh để phụng dưỡng mẹ. Bà Lê kể: 'Anh con tôi hào hoa lắm, những năm, sáu cô theo, nhưng anh không yêu ai. Có một cô tôi còn nhớ tên là Phạm Ngọc Tích, yêu anh ấy lắm. Lúc đám tang anh ấy, cô ngồi bên áo quan như một người vợ. Tôi biết anh con tôi cũng yêu cô. Thương mẹ thì anh nói không lấy vợ nhưng tôi đoán rằng chúng nó chẳng kịp lấy nhau kiếp này anh à.'




Cụ Nguyễn Thị Lê. (Hình: Trần Tiến Dũng)


Chị Bích, em gái anh kể. 'Lúc anh hy sinh, tôi còn bé lắm. Nhớ bạn lính cùng anh có kể là lúc đánh nhau, anh tôi bị mảnh lựu đạn bị thương nặng ở lưng. Đồng đội chạy đến nói để cõng anh ra. Anh không cho, nói 'Tôi có sống thì cũng tàn phế chỉ làm khổ mẹ, mẹ tôi khổ lắm rồi, tôi có hy sinh thì cũng không làm khổ mẹ.'' Cụ Lê khóc, chị Bích cũng khóc. Cụ đưa tay chùi nước mắt: 'Cô nhớ không đúng, anh bị đạn nát cả cổ cơ mà!'
Anh Phạm Ngọc Cường hy sinh lúc 23 tuổi, tại Củ Chi-Hậu Nghĩa, ngày 1 Tháng Tư, năm 1967.


Hũ cốt đi qua chín ngôi chùa


Cụ Lê kể: 'Tôi chỉ có mỗi anh ấy là con trai. Anh chết, tôi đau một nhưng lúc giải tỏa nghĩa trang quân đội Gò Vấp tôi đau mười. Khổ gì mà khổ thế. Thời Tây, Nhật đánh nhau, nuôi con bằng khoai, bằng cám đầy sạn không khổ bằng.'
Theo lời kể của cụ, sau biến cố 1975, tưởng là hòa bình rồi thì dẫu mất con, dầu là con mình, mình thắp hương cho nó được bình yên là được. Nhưng đến khi có lệnh giải tỏa nghĩa trang quân đội Gò Vấp thì cụ hoảng hốt, từ Pleiku xuống, túi không tiền, chạy khắp nơi mới vay được chút đỉnh để lấy cốt con.
Nói tới đây, cụ mò mẫm vào tủ lấy ra một bức chân dung từng khắc trên bia mộ con trai Phạm Việt Cường. Cụ cầm trên tay, mân mê một lúc rồi trao cho tôi: 'Tôi lấy từ mộ con về rồi giữ đến ngày nay. Anh thấy anh con tôi trẻ không !' Quay sang D., cụ Lê nói: 'Cậu năm nay bao nhiêu rồi nhỉ? Cả chị Bích nữa?' Khi biết D. và chị Bích đều đã đến tuổi năm mươi, cụ Lê nói: 'Thế đấy, các anh các chị đều sắp già cả rồi. Anh Cường thì lại trẻ hoài.' Cụ khóc.
Lúc lấy cốt tử sĩ Phạm Ngọc Cường, cụ Lê muốn đưa vào chùa cho anh nghe kinh Phật. Cụ nói: 'Tôi ôm hũ cốt con đi vào chùa, mà chùa nào cũng không nhận, như bà điên, khóc đến đầu óc lơ mơ, quần áo tả tơi, tôi đi qua cả chín ngôi chùa anh à, nhưng không biết tại sao không thầy nào nhận; khổ thân con tôi.' Chị Bích ngắt lời cụ. 'Chùa họ đòi nhiều tiền nhưng lúc đó mẹ tôi biết lấy đâu ra.' Còn D. thì nói: 'Lúc đó nhiều chùa chưa có phép giữ cốt. Hơn nữa, cốt lính lại càng khó. Nói nhà chùa vì tiền cũng tội! Chắc là cũng tìm lý do để tiện từ chối thôi.' Cụ Lê kể tiếp: 'Tôi đưa anh đến chùa Hưng Quốc trên đường Lạc Long Quân khóc kể với sư thầy. Sư thầy trụ trì nghe chuyện thương lắm, nói: 'Thôi bà để anh lại đây.' Tôi vui khóc cả ngày như lúc sanh ra anh ấy.'


Chúng tôi hỏi, chuyện hũ cốt của anh sau đó có được yên không. Cụ Lê kể: 'Anh ấy yên tới nay. Trước khi đưa anh vào chùa, tôi thường nằm mơ thấy anh về hoài. Từ sau hôm anh vào chùa, tôi chỉ mơ thấy anh về có một lần rồi thôi. Anh về lần đó, mặc áo nhà chùa, hai bàn tay úp lên mặt, gặp tôi anh hé ra, rồi lại úp hai bàn tay lên mặt, mấy lần như vậy nhưng anh vẫn cứ im không nói gì. Tôi bảo anh. Con đi tu rồi thì mẹ yên tâm, đừng lo gì cho mẹ. Người tu thì phải lo tu con ạ, đừng lo gì cho mẹ.' Từ đó đến nay, anh không về nữa.



Cụ Nguyễn Thị Lê và con gái Trần Thị Bích bên mộ của tử sĩ Phạm Việt Cương. (Hình: Trần Tiến Dũng)
Những câu nói cuối cùng của người mẹ


Cụ Lê biết và tin mình cũng gần tới lúc đi gặp lại con. Chúng tôi không dám hỏi thêm gì, nhất là hỏi về những việc có liên quan đến lý tưởng mà người lính ấy đã chọn để phụng sự. Gợi lại những câu chuyện thế sự cho ai, vì ai, khi mà toàn bộ những giá trị lớn, tình yêu nước và tự do của dân tộc đã bị đánh bại và đẩy vào bóng tối quên lãng.
Cụ Lê bảo chị Bích mở tủ lấy thêm những giấy tờ liên quan đến tử sĩ Phạm Ngọc Cường. Có lẽ Cụ Lê là người mẹ hiếm hoi còn lưu giữ đầy đủ tất cả di sản đời lính của con trai mình. Cụ nói: 'Sau năm 1975, nhiều người bảo tôi đốt hết đi nhưng tôi không nghe. Chỉ có mỗi cậu em tôi là bảo: 'Anh ấy là con chị, cháu tôi, cũng là người Việt, mình có phải là người xứ khác đâu mà sợ.''
Nhìn những giấy tờ, từ điện thư báo tin, giấy báo tử, giấy tướng mạo quân vụ, cho đến sổ lãnh tiền tuất... Chúng tôi, những người sanh sau đẻ muộn, vừa xúc động vừa cảm nhận được sự chu đáo của những người làm công vụ của một chế độ đã mất.
Những dòng cuối cùng đọc được trong tờ tướng mạo quân vụ của tử sĩ Phạm Ngọc Cường: ...từ ngày 1 Tháng Tư, 1967. Phạm Ngọc Cường được xóa tên trong sổ kiểm danh của đơn vị... Dòng chữ đơn giản, kết lại bổn phận của một người lính, và một sự sống.

Bức hình trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu mà cụ Lê còn giữ đến ngày nay. (Hình: Trần Tiến Dũng)


Cụ Nguyễn Thị Lê nay đã đến tuổi rất gần bờ bên kia. Và đây, câu nói bình dị của một người mẹ đã phải trải qua cả bao vực thẳm cảm xúc: 'Mấy người này nói là anh hy sinh cho nước nào, không phải nước này. Nói thế thì chẳng còn có gì nói nữa, nói làm gì!'
Ba mươi bốn năm, từ ngày kết thúc chiến tranh, vì sao vẫn còn nguyên đó khối đá đen đè nặng lên mênh mông tình mẹ, tình dân tộc. Và đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của đất nước này.

Trần Tiến Dũng/Người Việt
(*) Bài trích từ báo Người Việt Xuân Canh Dần

Tuesday, April 27, 2010

Thà chết chứ không muốn được “giải phóng”

Trân Văn, phóng viên RFA
2010-04-24
Trong 35 năm qua, tuy đã có khá nhiều tài liệu, phim, ảnh liên quan đến giai đoạn cuối của cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc được các bên có liên quan công bố, song người ta tin rằng, vì nhiều lý do, vẫn còn nhiều tài liệu, phim, ảnh khác về giai đoạn này chưa được bạch hóa.
to by Trần Khiêm
Dân chúng quá sợ cộng sản qua sự kiện Tết Mậu Thân đã bỏ chạy khi thấy các đơn vị quân đội rút khỏi Huế
ần âm thanh

Tải xuống âm thanh

Email bản tin này



Một trong những nguồn tư liệu thuộc dạng đó là bộ ảnh khoảng 200 tấm của ông Trần Khiêm, từng là cựu phóng viên của hãng truyền hình CBS và hãng ABC News của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trước tháng 4 năm 1975.
Bộ ảnh vừa kể ghi lại những hình ảnh liên quan đến sự kiện Quân Đoàn 1 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975, để rồi một tháng sau đó tới lượt Sài Gòn thất thủ.
Nhân dịp ông Trần Khiêm, 78 tuổi, quyết định trưng bày bộ ảnh này tại nhật báo Việt Herald, Nam California, Trân Văn đã phỏng vấn ông Trần Khiêm...
Hình ảnh về một sự thật khác

Đã có khá nhiều bài viết, tài liệu, thậm chí tiểu thuyết, tường thuật về cuộc triệt thoái của quân đội và dân chúng miền Nam khỏi Huế, rồi Đà Nẵng hồi hạ tuần tháng 3 năm 1975, song phim, ảnh ghi lại các diễn biến liên quan đến sự kiện này không nhiều. Cũng vì vậy, bộ ảnh của ông Trần Khiêm trở thành đặc biệt.
Bộ ảnh khắc họa chi tiết Huế ra sao khi cuộc triệt thoái diễn ra và Đà Nẵng hỗn loạn, ngổn ngang thế nào vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975.
Một phần chạy về cửa Thuận An để tàu hải quân đón về Đà Nẵng, một phần thì đi thuyền, đi ghe vào Đà Nẵng, một phần nữa - phần chính là dân chúng rút về Đà Nẵng tị nạn qua con đường đèo Hải Vân.

Ông Trần Khiêm

Bộ ảnh này cho thấy một điểm đáng chú ý là trong cuộc triệt thoái đó, không chỉ có quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Huế và Đà Nẵng. Đi theo họ còn rất đông thường dân. Việc hàng chục ngàn người cả lính lẫn dân ngồi xe, đi bộ, gồng gánh tài sản, con cái, thậm chí dắt cả trâu bò rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông bà, cha mẹ, nói lên nhiều điều mà bút mực không thể diễn đạt thấu đáo.
Bộ ảnh còn minh họa các thảm cảnh xảy ra tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975, vốn đã được nhiều bài viết, tài liệu, tiểu thuyết đề cập. Sau khi xem qua bộ ảnh này, chúng tôi đã đề nghị ông Trần Khiêm, tác giả bộ ảnh, dành cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do ít phút:
Trân Văn: Ông đã thấy những gì vào thời điểm Quân Đoàn I phải bỏ Huế để rút vào Đà Nẵng?
Ông Trần Khiêm: Sự thật mà nói thì dân chúng và quân đội rất ngạc nhiên không hiểu tại sao.
Trước khi rút thì tôi có gặp Trung tướng Ngô Quang Trưởng một lần với ông Phó lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng. Trung tướng có nói rằng: “Chúng tôi không để mất Đà Nẵng vì chúng tôi có lệnh giữ từ đèo Hải Vân về phía Nam”. Ông hỏi tôi là: “Sao, có đi không?”. Tôi nói: “Nếu mà Trung tướng ở lại thì chắc tôi cũng phải ở lại”... nhưng mà

Phóng viên Trần Khiêm-1974

không ngờ mất nhanh đến thế!

Khi Trung tướng về Đà Nẵng rồi thì đến ngày 20 dân chúng Huế bắt đầu tán loạn, mạnh người nào người đó đi. Tôi nghĩ do Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù rút ra khỏi Huế nên dân chúng hoảng hốt mà chạy theo. Một phần chạy về cửa Thuận An để tàu hải quân đón về Đà Nẵng, một phần thì đi thuyền, đi ghe vào Đà Nẵng, một phần nữa - phần chính là dân chúng rút về Đà Nẵng tị nạn qua con đường đèo Hải Vân.
Trân Văn: Ông nói dân chúng là tất cả dân chúng hay một phần dân chúng?
Ông Trần Khiêm: Tôi không xác nhận được. Những vùng ở thôn quê thì người ta không di tản nhưng mà thành phố Huế thì di tản 100%. Bằng chứng là tôi đã ghi nhận được bằng hình ảnh thành phố Huế bỏ trống.
Trân Văn: Thưa ông, ở thời điểm đó, phía bên kia đánh vào Huế chưa, hay cuộc rút lui bắt đầu do Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến rút ra khỏi Huế?
Ông Trần Khiêm: Lý do dân chúng hoảng hốt, dân chúng chạy vì Thủy Quân Lục Chiến với Nhảy Dù đã bỏ thành phố Huế mà rút đi trước.
Bóng ma trong quá khứ

Trân Văn: Trước đó, vào thời điểm đó và sau này, người ta vẫn nói rằng cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng là cuộc chiến Giải Phóng Miền Nam, chống xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, thế thì tại sao dân chúng, vốn dĩ là đối tượng được giải phóng lại bỏ đi như thế?
Ông Trần Khiêm: Theo thiển ý của tôi, tôi nghĩ cái đó rất là phức tạp. Ngày đó có một phần dân chúng chờ đón Việt Cộng, một phần thì sẵn sàng chạy. Hai phe rõ ràng như vậy nhưng mà phe ở thành phố, phe mà người ta đi một cách mạnh mẽ là vì ảnh hưởng của Mậu Thân (1968).
Trân Văn: Điều gì đã xảy ra vào thời điểm Mậu Thân ở tại Huế?
Ông Trần Khiêm: Quân giải phóng đã giết nhiều người quá thành ra dân chúng sợ. Dân chúng sợ đến nỗi nghe nói chạy là chạy thôi, chẳng cần suy nghĩ nữa, tại vì những người còn sống sau Mậu Thân ở Huế thì sống một cách là sợ hãi, chết lúc nào không biết, giống như là đàn anh, đàn chị, đàn cha của họ đã bị chết đó nên họ sợ lắm.
Trân Văn: Số người chết năm Mậu Thân tại Huế khoảng bao nhiêu?
Ông Trần Khiêm: Theo người ta đồn miệng thì là 12.000 người nhưng mà theo tài liệu, báo chí thì vào khoảng 7.000 người.
Fact box

- Chiến dịch Mùa Xuân 1975 bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Mặt trận Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3.
- Có khoảng 587.000 thường dân Việt Nam chết trong cuộc chiến.

Trân Văn: Họ chết như thế nào?
Ông Trần Khiêm: Việt Cộng dẫn họ ra bãi cát và bắt họ tự đào hầm, lấy dao chặt đầu với lấy cuốc đánh vào đầu trước khi đạp xuống hố. Người nhà đi kiếm, đi ngang qua đó nghe dưới hầm rên và đất rung lên.
Trân Văn: Ông có mặt tại Huế vào năm 1968?
Ông Trần Khiêm: Tôi có mặt ở Huế vào sáng Mùng 2 Tết 1968, lúc đang đánh nhau.

Mọi người đổ xô ra biển để theo tàu vào Đà Nẵng. Photo by Tran Khiem

Trân Văn: Đó là sau khi cuộc thảm sát đã diễn ra hay cuộc thảm sát đang diễn ra?

Ông Trần Khiêm: Sau khi cuộc thảm sát đã diễn ra rồi tôi mới tới.
Trân Văn: Thời điểm 1968 ông đến Huế vì lý do gì?
Ông Trần Khiêm: Vì là phóng viên được chỉ định đi.
Trân Văn: Như vậy cuộc thảm sát Tết Mậu Thân là chuyện có thật?
Ông Trần Khiêm: Một trăm phần trăm có thật. Khi đào xác lên tôi còn quay phim, chụp hình được nữa.
Trân Văn: Theo ông thì sự kiện dân chúng Huế bỏ xứ vào Nam là có nguyên nhân sâu xa từ những ấn tượng kinh hoàng mà họ đã từng chứng kiến, đã từng biết vào năm 1968?
Ông Trần Khiêm: Thưa ông đúng vậy, chắc chắn 100% lòng dân Huế là như vậy đó.
Trân Văn: Ông là người Huế?
Ông Trần Khiêm: Tôi là người Huế.
Thà chết chứ không muốn được “giải phóng”

Trân Văn: Thưa ông, bây giờ quay trở lại với sự kiện năm 1975, khi mà lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Huế, người dân đi theo như thế nào? Ông đã thấy những gì?
Ông Trần Khiêm: Đa số dân đi theo Thủy Quân Lục Chiến, với Dù, với quân đội là mượn đường để đi theo lính. Sự thật thì họ cũng chẳng muốn đi theo lính vì đi theo lính có thể bị phục kích nhưng mà họ phải theo, coi như lính mở đường cho dân chúng đi.
Trân Văn: Trong những tấm ảnh ông chụp ở thời điểm đó, tôi thấy có khá nhiều phụ nữ, khá nhiều trẻ em bị thương và bị chết. Tại sao họ lại bị thương và bị chết?
Ông Trần Khiêm: Lúc đó khi dân chúng chạy lẫn lộn với lính. Sự thật là lính chạy thì dân chạy theo. Họ đi không định hướng hoặc phải đi bao nhiêu ngày hoặc phải đi như thế nào, đường mở rồi là đi thôi nhưng mà không ngờ là Việt Cộng chận lính.
Quân giải phóng đã giết nhiều người quá thành ra dân chúng sợ.

Ông Trần Khiêm

Trân Văn: Trên đường ông đi từ Huế vào Đà Nẵng cùng với lính và dân thì có khoảng bao nhiêu cuộc phục kích đã xảy ra?
Ông Trần Khiêm: Tôi chứng kiến được hai cuộc phục kích, một xảy ra ở Đá Bạc, Huế, trước khi lên đèo. Cuộc phục kích chớp nhoáng thôi nhưng cũng làm thiệt hại một số lính Thủy Quân Lục Chiến và một số dân. Rồi hai ngày hôm sau, khi mà đoàn quân bắt đầu xuống đèo Hải Vân thì...
Trân Văn: Đoàn quân hay đoàn người ?
Ông Trần Khiêm: Đoàn người! Cả lính và dân cùng đi, gần xuống đèo Liên Chiểu thì bị pháo kích và họ bắt đầu tấn công thêm một lần nữa. Lần này là lần lớn nhứt, thành ra các vị đã thấy trong hình, đàn bà, trẻ con và lính chết cũng khá nhiều.
Trân Văn: Như vậy là họ pháo vào đoàn người bằng đại bác và tấn công trực diện bằng bộ binh?
Ông Trần Khiêm: Họ không dùng đại bác nhưng mà họ dùng mortier (súng cối) 82mm, 81mm và B-40.
Trân Văn: Bắn trực diện vào đoàn người?
Ông Trần Khiêm: Bắn trực diện. Họ ở hai bên đèo, đoàn người đang đi ở giữa đường, thành ra khó chống đỡ lắm.
Trân Văn: Nạn nhân chủ yếu sau những cuộc phục kích đó là ai? Là lính hay là dân?
Ông Trần Khiêm: Là lính. Họ không nghĩ là giết dân. Họ muốn chặn dân ở lại thôi, họ không cho đi theo lính hoặc là không muốn bỏ trống thành phố, tại vì họ nghĩ rằng, nếu chiếm được đất mà không chiếm được người thì cũng vô ích thôi. Nên chi cả hai trận đánh đó mục đích là chận dân lại ở với họ thôi.
Trân Văn: Thế còn Đà Nẵng thì sao? Khi đoàn người rút về đến Đà Nẵng thì tình hình Đà Nẵng vào thời điểm đó như thế nào?
Ông Trần Khiêm: Khi mà lính vào Đà Nẵng thì thành phố rất là hỗn loạn, đông nghịt người. Người nào cũng biết là thế nào cũng mất Đà Nẵng rồi thành ra người nào cũng lo kiếm phương tiện.
Từ ngày 25 cho tới 28, sân bay Đà Nẵng là một sự lộn xộn không thể nói được. Một phần thì pháo kích, một phần thì dân chúng đổ xô vào sân bay, máy bay không đáp được. Một lần máy bay đáp được thì coi như máy bay bị ăn cướp, người ta tha hồ dắt nhau lên, đến nỗi có nhiều người kẹp vào chân máy bay để ra đi.
Còn thuyền thì như là thương thuyền Trường Thành, dân chúng tràn lên không ai có thể cản được, đến nỗi con thuyền nghiêng gần chìm, quan tàu phải nói, một là bỏ con thuyền, hai là quý vị muốn chạy thì phải bớt người xuống. Những người nào không lên được thì chịu thôi.
Trân Văn: Trong tình trạng hỗn loạn đó thì nạn nhân chủ yếu là đối tượng nào?
Ông Trần Khiêm: Lúc đó thì cả dân và cả lính giống nhau.
Trân Văn: Hồi nãy, trong phần đầu cuộc trò chuyện, ông có nói, sở dĩ dân chúng thành phố Huế bỏ đi vì họ bị ám ảnh bởi cuộc thảm sát đã từng xảy ra vào Tết Mậu Thân, năm 1968, Đà Nẵng thì chưa từng có cuộc thảm sát nào như thế. Vậy tại sao dân chúng Đà Nẵng cũng muốn bỏ đi để dẫn đến tình trạng là mọi người tranh giành nhau phương tiện, nhằm tìm cách thoát ra khỏi Đà Nẵng?
Ông Trần Khiêm: Miền Trung có sự liên hệ dây chuyền: Huế - Đà Nẵng - Quảng Trị. Ví dụ như năm 1972, Quảng Trị mất thì dân chúng Quảng Trị dồn vô Huế. Bây giờ Huế mất thì dân chúng Huế dồn vô Đà Nẵng. Đà Nẵng cũng nhiều rồi mà dồn thêm cả hai tỉnh miền Trung là cả Huế cả Quảng Trị thì là quá nhiều rồi, thành ra vì lẽ đó ...
Trân Văn: Nói chung, theo ông sở dĩ cuộc di tản trở thành hỗn loạn, sở dĩ có tình trạng người ta giành giật phương tiện để thoát ra khỏi Đà Nẵng là vì người ta sợ phải sống chung, sợ sự hiện diện của quân đội Bắc Việt?
Ông Trần Khiêm: Cái đó thì tôi không khẳng định, tôi không dám nói nhưng mà hầu hết là người ta sợ chuyện sẽ xảy ra lần thứ hai như Mậu Thân.
Một phần thì pháo kích, một phần thì dân chúng đổ xô vào sân bay, máy bay không đáp được. Một lần máy bay đáp được thì coi như máy bay bị ăn cướp, người ta tha hồ dắt nhau lên, đến nỗi có nhiều người kẹp vào chân máy bay để ra đi.

Ông Trần Khiêm

Trân Văn: Trong những ảnh ông chụp và là những tấm ảnh lần đầu được công bố, người ta thấy bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng rất hỗn loạn và sau đó thì hết sức ngổn ngang.
Điều gì là ấn tượng đậm nhất cho ông trong giai đoạn cuối tháng 3 năm 1975?
Ông Trần Khiêm: Sự kiện làm cho tôi khủng khiếp nhứt, không làm sao tôi quên được là từ ngày 28 cho đến ngày 29 tháng 3, tôi chứng kiến trẻ con và dân chúng rớt xuống sông nhiều quá, khi giành nhau để leo lên con thuyền. Họ rớt xuống sông trong đêm tối và nước chảy xiết quá, rồi trôi mất, người ta chỉ đứng trên tàu khóc lóc và la ó thôi chứ không làm gì được cả.
Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 28, con tàu bắt đầu rời bến mang theo 12.000 người đi về Nam ...
Trân Văn: Tại sao theo đoàn người di tản từ Huế vào đến Đà Nẵng, tận mắt chứng kiến nhiều thảm cảnh trên con đường di tản nhưng ông lại không công bố những hình ảnh ông đã chụp, phải đợi cho đến ngày hôm nay ?
Ông Trần Khiêm: Thưa anh, đó là nỗi khổ tâm của tôi. Tôi mà “show” (trưng bày) lên thì coi như bôi nhục chính phủ... Vì vậy mà tôi nghiến răng, tôi giữ cho đến ngày hôm nay.
Đã 35 năm qua rồi, nó nguội lạnh rồi, tôi khơi lại một tí để cho con cháu nó biết là mình khổ như vậy, mới có sự ra đi như thế này. Mình phải trả giá thật đắt. Cha ông chúngta phải trả giá quá đắt.
Theo dự tính, cuộc triển lãm bộ ảnh ghi lại những hình ảnh liên quan đến sự kiện quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như dân chúng rút khỏi Huế và Đà Nẵng hồi cuối tháng 3 năm 1975 của ông Trần Khiêm sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 30 tháng 4 đến 2 tháng 5, tại hội trường nhật báo Việt Herald, Nam California, Hoa Kỳ.
Quý vị có thể xem qua một số hình ảnh trong bộ ảnh này trên trang web của Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do.
Theo dòng thời sự:

Saturday, April 24, 2010

30.4


Chuyện chưa kể của người lái trực thăng di tản

2010-04-20
Hàng năm, vào dịp 30/4, tại triển lãm trên chiến hạm Midway của Mỹ tại San Diego, đông đảo người Việt lại họp mặt để ôn lại kỷ niệm xưa khi họ rời Việt nam bằng trực thăng và hạ cánh xuống tàu.

Photo courtesy of vnwarflight.com
Trực thăng tải thương trong chiến tranh Việt Nam.
Rất nhiều người Việt đã rời Việt nam như vậy. Đó là nhờ những người phi công Việt nam tài giỏi đã góp phần làm nên một phần lịch sử trên tàu Midway. Có một người phi công lái trực thăng cũng ra đi vào ngày đó và mang theo mình sinh mạng của hàng chục người khác. Nhưng ông không hạ cánh xuống tàu Midway nổi tiếng. Chuyến bay ngày hôm đó của ông cũng ly kỳ chẳng kém gì những đồng đội của ông trên tàu Midway. Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được gửi tới quý vị câu chuyện 35 năm trước của Trung uý phi công Vũ Minh Thám.

35 năm trước

Trong những dấu ấn không thể nào quên cuả cuộc đời của mỗi con người, có những kỷ niệm buồn và những kỷ niệm vui, nhưng đối với phi công tải thương Vũ Minh Thám, thì ngày định mệnh 30 tháng tư của 35 năm về trước lại là một kỷ niệm hòa trộn cả buồn lẫn vui.
Đầu năm 1975 là những tháng ngày gần cuối cuộc chiến. Quân Bắc Việt mở các cuộc tấn công dồn dập vào nhiều thành phố lớn của miền Nam, kéo theo đó là hàng đoàn người, xe di tản theo quốc lộ 1 vào Sài gòn. Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Buôn Ma Thuột thất thủ. Lúc này, trung uý Vũ Minh Thám, 25 tuổi, đang lái máy bay trực thăng Huey cho phi đội tải thương 259 Pleiku thuộc sư đoàn sáu không quân.

Trong phi trường lúc đó có rất nhiều máy bay, không biết là bao nhiêu phi đoàn phi đội khắp nơi họ đổ về. Ai chụp được cái máy bay nào thì cứ việc bay cái máy bay đó lên.
Ông Vũ Minh Thám
Sau khi Việt Cộng chiếm được Buôn Mê Thuột, sư đoàn 6 không quân được lệnh rút về Nha Trang. Ở Nha trang được khoảng 3 ngày, phi đội lại rút về Sài gòn. Ít ngày sau, do phi trường Tân Sân Nhất rối loạn, ông được lệnh rút tiếp về  Cần Thơ.
Sáng 30 tháng 4, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Vũ Minh Thám nhớ lại khoảnh khắc đó:
Vũ Minh Thám: Lúc đó tôi đang ở dưới Cần Thơ. Cả phi đội tải thương của chúng tôi và những phi đoàn tác chiến khác cũng ở dưới Cần Thơ. Khi đầu hàng rồi, thì phải có hệ thống chỉ huy thì mới có thể chống đỡ nổi chứ hỗn quân hỗn quan thế này thì phải chạy. Trong phi trường lúc đó có rất nhiều máy bay, không biết là bao nhiêu phi đoàn phi đội khắp nơi họ đổ về. Ai chụp được cái máy bay nào thì cứ việc bay cái máy bay đó lên. Lúc đó không còn gọi là phi hành đoàn chung với nhau mà người nào nhảy lên được cái nào thì bay cái đó giống như xe buýt vậy. Có khoảng 10 người lính trong phi trường họ nhào lên máy bay, họ bay với tôi.
Suy nghĩ đầu tiên mà ông Thám có lúc đó là làm sao bay về nhà để cứu mẹ, và đưá con trai 3 tuổi ở Đại Ngãi thuộc tỉnh Sóc Trăng, và gia đình người yêu trong thành phố Cần Thơ. Chiếc Huey của ông bình thường chỉ trở tối đa không quá 15 người.
Ông bay thẳng từ phi trường đến nhà người yêu ở thành phố mất khoảng 5 phút. Khác với bao lần khác đến nhà người yêu, lần này ông đến bằng trực thăng, và vì nhà không được thiết kể để có chỗ đáp máy bay nên ông phải đáp lên giàn hoa gỗ mong manh trên sân thượng căn nhà gác. Ông kể:
Vũ Minh Thám: Nó chỉ là một cái patio (dàn hoa). Lúc đó đậu rất nhẹ , vì nếu mình mà đáp lên trên đó thì nó nặng nó sụp hết, hư hết máy bay. Hovering rất sát, có một chút xíu trọng lượng lên đó, không quá nặng để giàn hòa sập và không quá nhẹ để mất điều khiển của mình, vì nếu hovering không thì nó rung dữ lắm. Tôi đáp rất nhẹ và người ta nhào lên máy bay.
Khi máy bay của ông đến đón gia đình ở Cần thơ, thì những người đi đường nhìn thấy và họ cũng trèo lên mái để được vào máy bay di tản. Trong khi đó, một số khác ào vào nhà để hôi của.

Cuộc di tản khó khăn


Ông Vũ Minh Thám, hình do Ông cung cấp cho RFA.
Ông Vũ Minh Thám, hình do Ông cung cấp cho RFA.
Sau khi đón xong gia đình người yêu, ông bay về Đại Ngãi để đón mẹ và con. Thời gian bay mất khoảng 15 phút. Lúc này, dù cuộc chiến đã được tuyên bố chấm dứt, nhưng trên thực tế lính hai bên vẫn bắn nhau và làm cho cuộc di tản bằng trực thăng của ông vốn đã khó khăn lại trở nên vô cùng khó khăn. Ông nhớ lại:
Vũ Minh Thám: Về tới Đại Ngãi, đó là quê của tôi, tôi lớn lên ở đó mấy chục năm nên tôi rất rành rẽ. Lúc đó quân đội Bắc Việt đang tấn công vào trong xã Đại Ngãi. Hai bên đang bắn nhau. Tôi ở trên trời tôi thấy súng đạn lửa bắn qua bắn lại như vậy. Và tôi cũng nhìn thấy mẹ tôi ẵm con tôi chay ra bãi đáp đó. Lòng tôi phân vân giờ làm sao. Xuống hay không xuống. Không lẽ mình đi mình bỏ gia đình, bỏ mẹ lại làm sao. Tôi bay hai vòng trên chỗ mà tôi định đáp xuống. Tôi quyết định thôi cứ đáp xuống đi. Mẹ mình đã ẵm con mình ra như vậy. Tôi đáp xuống thì họ thôi không bắn nhau nữa. Lính Việt cộng nhấp nhố, bên Cộng Hòa cũng vậy. Mẹ và con tôi nhảy lên máy bay.
Ngay sau khi mẹ và đứa con đã lên máy bay an toàn, ông quyết định cất cánh. Nhưng ngay chính lúc ông cất cánh cũng là lúc các tay súng nhắm thẳng máy bay ông bắn tới tấp. Ông cho rằng phía Việt cộng đã làm vậy vì lính bên xã Đại Ngãi biết rõ ông nên không thể bắn ông.
Lúc này máy bay ông đã chở đến 35 người, tức là quá sức chở quy định đến 20 người. Ông phải sử dụng công suất tối đa để bay ra. Ông bay sát ngọn cây ra ngoài khoảng 500 thước thì mới bắt đầu nâng độ cao. Lúc này trời mưa, thời tiết hoàn toàn không thuận lợi cho phi hành:
Vũ Minh Thám: Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa. Không có mưa lớn lắm, nghĩa là cũng đủ để nhìn nhưng không nhìn xa được. Bắt đầu máu của những người bị thương và dầu transmission cuộn lại và bao phủ phía trong kính máy bay. Tôi phải dùng tay trái để gạt nó đi để thấy đường bay. Sau đó tôi bay lên. Từ Đại Ngãi tôi bay về phía bờ biển là bờ biển Bảy Giá, cũng khoảng 5, 10 phút bay. Bờ biển lúc đó trống không toàn là rừng dừa nước, đáp chỗ nào cũng được. Lúc đó mình bình tĩnh mình nhìn trở lại thì những người chết họ nằm xuống. Những người bị thương than khóc.

Về tới Đại Ngãi, lúc đó quân đội Bắc Việt đang tấn công vào trong xã Đại Ngãi. Hai bên đang bắn nhau. Tôi ở trên trời tôi thấy súng đạn lửa bắn qua bắn lại.
Ông Vũ Minh Thám
Đây là lúc ông phải quyết định đi hay ở, một quyết định mà ông cho là khó khăn nhất từ trước đến giờ trong suốt cuộc đời vào sinh ra tử trên chiến trường của mình.
Vũ Minh Thám: Tôi bay hai vòng trên biển, tôi phải đi đến quyết định là đi hay ở. Đời tôi đã từng chiến đấu, vào sinh ra tử nhiều lần. Nhưng hồi đó mình chở người khác bị thương, và những người chết khác. Mình cứ làm nhiệm vụ của mình và mình không phải quyết định nhiều. Lần này là một chuyến đi, những người bị thương là những người quen biết của mình. Và chuyến đi này không biết đáp ở đâu, có ai cứu mình hay không. Lúc đó trời không có nóng lắm mà tôi nhớ mãi những giọt mồ hôi của tôi từ gáy nhiễu xuống theo áo tôi đi xuống ướt hết cả thắt lưng.
Sau hai vòng bay, cuối cùng ông quyết định ra đi. Ông đã biết từ trước là ngoài khơi, cách Sài gòn khoảng 50 hay 70 mile có tàu Mỹ đậu và ông hy vọng có thể bay tới tàu này để hạ cánh. Lúc này suy nghĩ duy nhất của ông là đến được tàu Mỹ để những người bị thương được chăm sóc.
Khó khăn chồng chất khó khăn. Máy bay lúc này đã bị hư hỏng nặng. Đồng hồ chỉ vận tốc và xăng nhớt không còn hoạt động. Ông bay mà không biết máy bay có thể bay được bao lâu nữa. Nhưng rất may khi  bay đi tìm tàu Mỹ, vào khoảng trưa ngày 30 tháng 4 ông đã gặp một tàu hải quân Việt nam, chiếc HQ 5 ngoài khơi. Lúc đầu những người trên tàu chưa biết ông là ai nên họ chĩa súng vào máy bay. Ông cho máy bay bay chậm hai vòng để những người lính trên tàu hiểu là ông cũng như họ, đang trên đường di tản.

Mũi của tàu hình chữ V, tôi chỉ đáp được một càng. Trực thăng có hai càng, tôi đáp một càng xuống. Tất cả những người ở trên  xuống tàu.
Ông Vũ Minh Thám
Khi các họng súng trên tàu hạ xuống thì là lúc ông phải đối mặt với một quyết định khác nữa là tìm chỗ đậu để mọi người xuống tàu an toàn. Dù là một tàu hải quân lớn, nhưng tàu HQ5 không có chỗ đậu máy bay. Mũi tàu nơi có họng súng đại bác đã chĩa lên máy bay lúc trước là chỗ duy nhất mà ông có thể đáp máy bay.
Vũ Minh Thám: Mũi của tàu hình chữ V, tôi chỉ đáp được một càng. Trực thăng có hai càng, tôi đáp một càng xuống. Tất cả những người ở trên  xuống tàu. Những người bị thương hoặc chết thì lính hải quân hoặc những người trên tàu kéo xuống đem vào.

Đáp ngoạn mục

Khi mọi người đã xuống an toàn, ông nhìn lại và chỉ thấy một mình mình với cái máy bay. Ông không thể nhảy ra khỏi máy bay trong tình trạng nửa đậu nửa đứng lơ lửng trên mũi tàu với một càng máy bay. Chỉ còn một cách duy nhất là nhấc máy bay lên cao, bay ra xa và cho nó đâm xuống nước, rồi bơi ra ngay sau đó. Hồi còn học bên Mỹ, ông cũng có được học về cách đáp máy bay xuống nước nhưng chỉ được học lý thuyết mà thôi. Bây giờ là lúc ông phải làm thật:
Vũ Minh Thám: Tâm trạng lúc đó còn một mình mình mới sợ, cứ nhấp nhỏm lên xuống mãi không biết thế nào đây. Cuối cùng mình nói là mình không quyết định ra khỏi tình trạng này thì mình sẽ chết và không ai cứu mình được hết. Tôi bay máy bay cao lên hơn mái nhà, tôi tắt máy và đâm nó xuống dưới nước. Trước khi đó tôi dặn lòng mình là thế này nhé, khi máy bay xuống nước, nó có vỡ tan tành ra cái gì đó, cánh quạt nó rất to nó đập xuống nước thì gây tiếng động lớn lắm thì mình phải trồi khỏi mặt nước. Khi máy bay vừa xuống nước khoảng vài giây thì máy bay nghiêng đi và chìm xuống dưới nước, lúc đó tôi trồi người lên và bơi ra khỏi máy bay.

Ông Vũ Minh Thám cho trực thăng đáp xuống nước và bơi ra, hình do <br />Ông cung cấp cho RFA.
Ông Vũ Minh Thám cho trực thăng đáp xuống nước và bơi ra, hình do Ông cung cấp cho RFA.

Sau khi ra khỏi máy bay và bơi khoảng 3 phút, tàu hải quân đã thả thuyền xuống để cứu ông. Ông chỉ bị thương nhẹ ở mặt và người do những mảnh vỡ của kính máy bay.
Khi lên tàu ông được mọi người vỗ tay hoan hô. Thậm chí một viên tướng không quân lúc đó có mặt trên tàu đã đến tận nơi bắt tay ông và khen ngợi khả năng lái máy bay của ông. Lúc đó chàng trung uý trẻ cảm thấy rất tự hào, và xen vào đó là niềm hạnh phúc vì đã cứu được những người thân quen của mình. Giờ nhắc lại ông nói chắc có nhiều phi công khác cũng có thể làm được như vậy nếu họ gặp phải tình huống như của ông.
Còn về những người đi trên máy bay với ông, có 3 người lính không quân bị chết do trúng đạn đã được thuỷ táng sau đó. Những người bị thương được chăm sóc chu đáo.
Con tàu chính thức dời khỏi hải phận Việt nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1975 cũng là ngày ông đón sinh nhật thứ 25 của mình. Ông cùng những người trên tàu sau đó đến Philippines và sau nữa là định cư tại Mỹ. Ông và những người được ông cứu hôm đó cuối cùng đã an toàn trên đất Mỹ. Rất nhiều người trong số họ đã có cuộc sống ổn định. Bản thân ông giờ cũng đã nghỉ hưu sau nhiều năm phục vụ cho hải quân Hoa Kỳ. Cậu con trai ngày đó giờ đã thành tài và đã có gia đình.
35 năm sau khi rời khỏi Việt Nam, ông vẫn không quên kỷ niệm ngày nào. Sang đất Mỹ, ông chỉ có dịp lái máy bay trực thăng để rải phân bón cho các cánh đồng tại bang Texas trong một thời gian vài tháng hồi mới sang Mỹ. Ông rất nhớ chiếc máy bay. Ông bảo chắc sinh nhật năm tới ông sẽ thuê một chiếc máy bay chở bà xã đi chơi cho đỡ nhớ.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được tạm dừng tại đây. Việt Hà xin thân ái chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ ba tuần tới.

Friday, April 23, 2010

THĂM LẠI MẬT KHU LÊ HỒNG PHONG ÐỂ THƯƠNG NHỚ BẠN BÈ MỘT THỜI CHINH CHIẾN CŨ

             Trên con đường thiên lý, ra khỏi Phan Thiết chừng 20 cây số về hướng bắc sẽ gặp núi Tà Dôn sát lộ và từ đó nhìn về hường biển, chỉ thấy mênh mông trời xanh cát trắng, tuyệt nhiên không có một chút gió dù rằng đại dương nằm cách không xa là mấy. Ðối với người Bình Thuận thì không ai xa lạ gì với cát, vì cát có mặt ở rất nhiều nơi trên quê hường miển biển mặn từ Cà Ná vào tới Phù My nhưng chính tại vùng này, cái mà khởi đầu từ năm 1945 trong chín năm toàn dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 trong cuộc chiến của người miền Nam, ngăn chận làn sóng đỏ cọng sản quốc tế, do Bắc Việt gây ra, thì không ai xa lạ gì với cái được gọi là mật khu Lê Hồng Phong.
 
            Ở đây, cát đã làm khổ con người vì cảnh khô hạn tận tuyệt đến nổi các nhà khoa học đã phải gọi đó là một trạng thái kỳ lạ nhất của vật chất, mang tham vọng kinh khủng là chinh phục con người, như một khúc biển tấu hoà âm bất tận, giống như cái hạnh phúc vô thường hay niềm đau không sao nói được của những người dân bị kẹt lại trong thiên đường này từ 1955-1975. Ðây là một vùng đất chết, đã được VC tuyên truyền là khu giải phóng, trong đó ngoài cái đói rách kinh thiên động địa do thiên nhiên và chiến tranh sắp đặt, còn có nổi vùi dập đọa đày trọn vẹn bởi những chủ trương chính sách triệt để sắt máu của VC trong việc không để bất cứ ai chạy lọt ra vùng tề.
 
             Trước năm 1975 ngưới dưới phố ngoại trừ là lính, ít ai dám hay héo lánh tới cõi thiên đàng này, nơi đã được nhà thơ Nguyễn bắc Sơn, một người lính từng vào khu Lê viết :
“..tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
còn ngại hành quân động Thái An
cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
mùa khô thiếu nước lính hoang mang..”
(Mật khu Lê hồng Phong-NBS).
 
            Sau ngày ngưng bắn, người dân ở đây nghèo vẫn đói,vì đất đai cứ tiếp tục bị cát sa mạc hoá cho nên chỉ trồng được dưa và dừa, trong khi đó thì thiên hạ bốn phương nưòm nượp kéo về Hòn Hồng, Hòn Rơm để thụ hưởng tiện nghi vật chất tại những nơi chốn y như cảnh thiên đàng hạ giới, được nhà nước liên danh với Tây Nhật và Việt cờ yêu nước XHCN bỏ tiền xây dựng kiếm lời. Câu chuyện người dân có nước mà phải mua nước nghe sao thảm thiết quá chừng, nhât là đối với những người từng bị bắt theo VC , khiến cho bao nhiêu ngàn người đã phải nằm xuống, làm cỏ lót đường cho thiên hạ vượt qua núi cát về phố lên cầm quyền trị nước. Nhưng dưới cái thiên đàng xã nghĩa trong 35 năm qua, với họ thì nên gọi đó là nổi bất hạnh hay may mắn ? khi những người khu Lê ngày nay tuy được sống nhưng đâu có được hồi sinh trong thế giới văn minh của loài người đang diễn ra từng phút giây tại Phan Thiết.
 
1-VỀ THĂM MẬT KHU LÊ HỒNG PHONG, SAU NGÀY NGƯNG BẮN :
 
            Theo tài liệu từ Ðại Nam Nhất Thống Chí của Sử quán Triều Nguyễn và Ðịa bạ tỉnh Bình Thuận được lập ra từ đời vua Minh Mạng, do quan Hộ bộ Ðào tri Phú làm đạt điền, thì mật khu Lê Hồng Phong của tỉnh Bình Thuận, khai sinh từ đầu năm 1945 cho tới cuối tháng 4-1975, nằm trọn trong Tổng Vĩnh An, huyện Hòa Ða, phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận xưa, lúc đó có 35 làng gồm 30 thôn, 5 xã, chiếm một diện tích 2171 mẫu 652 sào. Nhưng đất thực canh không có là bao, vì phần lớn đất đai toàn động cát, núi đồi thấp, rừng thưa và nhiều khe lạch , có thể gọi là hoang phế, ngoại trừ một phần nhỏ đất ở rìa các xã Khánh Thiện, Thiện Nghiệp, Thiện Khánh trong vùng Vị Nê, nhờ có nước nhĩ nên còn có thể lập vườn trồng đa số là dừa, trầu cau và vài loại cây ăn trái. Thời VNCH (1955-1975), mật khu nằm trong hai xã Lương Sơn và Nhơn Thiện thuộc quân Hoà Ða, các xã xôi đậu Long Phú, Hoà Vinh, Tùy Hòa ( Thiện Giáo) và Thiện Nghiệp (Hải Long).
 
             Riêng VC thì chia khu Lê thành 7 xã giải phóng, dù rằng toàn vùng có dân số chưa tới ngàn người, xã không có làng mạc, thôn ổ và cuộc sống vì hầu hết dân chúng bị lùa theo các đơn vị địa phương , du kích, tiểu đoàn 480,482 và trung đoàn chính qui 812 Bắc Việt của khu 7 VC. Sau ngày ngưng bắn 1975, mật khu gộp lại thành hai xã : Hồng Phong và Hoà Thắng thuộc huyện Bắc Bình.
 
            Ðây là một vùng đất coi như khô hạn nhất VN, nằm cao hơn mặt biển từ 150-200m nên không thể đào giếng được, dù có dùng khoang máy với các mũi khoang có độ dài từ 50-90m vẫn vô hiệu, cộng thêm là độ bốc hơi nước do sức nóng từ các động cát trùng điệp gây ra, cao hơn lượng nước mưa 1200 mm của khu vực này. Trừ xã Hoà Thắng sát biển lại may mắn có được nước ngọt từ hai bầu Ông và bầu Bà, còn lại thì toàn đồi cát và những mảng rừng trống mọc toàn các loại cây lá kim như ở các sa mạc tại Phi Châu, Mông Cổ, Ả Rập.. có điều các nơi đó trời còn cho dầu bán đồi lấy gạo và nước, còn ở đây chỉ có cát để trồng dừa, dưa và khoai mì nhưng rất cằn cổi, giống như con người.
 
            Về thú cầm chỉ độc nhất có dông là sống được trong cát. Vì nước quý như vậy, nên người dân ở đây có câu chuyện tếu là sính lễ mà đàng gái đòi đàng trai, đó là nước. Hiện nay qua các kế hoạch kiếm nước như khoan giếng, tới Bầu Trắng gánh nước về uống coi như thất bai. Từ đầu năm 1999, cơ quan UNICEF của Liên Hiệp Quốc đã cho dân tại đây vay vốn để đúc lu chứa nước mưa bằng xi măng theo kiểu Thái Lan, giá 1 cái là 250.000 tiền Hồ, tương đương 15 US, có dung tích 2m3/1 cái và gia đình có 6 người thì được cấp 5 lu. Ở đây mùa mưa bắt đầu từ tháng 7-11, nước mưa nếu có mưa chỉ dùng được trong hai tháng, còn thời gian nắng hạn vẫn phải mua nước từ các nơi khác chở tới, với giá 1 đôi 40 lít là 5000 tiền Hồ. Thôi thì có như vậy còn hơn không, và người dân ở đây cũng chỉ mong được như thế để bớt đi nổi nhọc nhằn phải đi xa trên 20 km gánh về một đôi nước hay quanh năm phải mua nước từ nơi khác chở tới, trong lúc túi tiền kiếm được rất khiêm tốn qua các thu hoạch nhỏ nhoi và cằn còm từ dừa, dưa cùng khoai mì mà thôi.
 
2-MẬT KHU LÊ HỒNG PHONG, THÀNH CÂY VÁCH CÁT CỦA VC :
 
            Theo các hồ sơ mật của Liên Xô, Pháp , Trung Cộng vừa được giải mật, thì Lê hồng Phong tên thật là Lê Huy Doản cùng với các bí danh khác như Hải An, Chayan và Litvinov, sinh năm 1902 tại Hưng Thông, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Ðầu tiên Phong dấn thân vào con đường cứu nước trong mặt trận VNQPH do cụ Phan bội Châu lãnh đạo. Chính lý do này, nên mới đây CS Hà Nội bảo Phong là bạn của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái, người đã ném bom Sa Ðiện tại Quảng Ðông năm 1924, để ám sát Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương là Merlin, khi Y đang buôn bán xương máu VN tại đây. Phong cũng được cụ Phan Bội Châu giới thiệu vào học trường Sĩ quan Hoàng Phố của THQDD nhưng sau đó phản bội bỏ theo Hồ, gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức của đảng CSQT do Hồ tùng Mậu và Lê Hồng Sơn lập tại Quảng Châu năm 1923, trước khi Lý Thuỵ ( Hồ Chí Minh) và Lâm Ðức Thụ bán đứng cụ PBC cho mật thám Pháp tại Thượng Hải để chia nhau tiền thưởng. Do trên Phong được sang Liên Xô học ở viện thợ thuyền phương đông duới bí danh Litvinov.
 
             Theo các tài liệu của Hứa Hoành và Chánh Ðạo, thì Hồ đã nhường Nguyễn Thị Minh Khai, một nử đảng viên cọng sản quốc tế đầu tiên, cùng Hồ học tại đây, để Phong lấy làm vợ. Bà này là chị ruột của Nguyễn thị Quang Thái vợ lớn của Võ nguyên Giáp, cũng là một đảng viên cọng sản bị Pháp bắt giam và đã chết thảm trong ngục năm 1942. Năm 1934, Lê hồng Phong nhận lệnh của Liên Xô, thành lập đảng CS Ðông Dương tại Thượng Hải, sau đó tại Mạc tư Khoa vào năm 1935 trong kỳ Ðại Hội 7 được bầu làm Uỷ viên dự khuyết trong ban chấp hành CSQT.
 
             Tháng 1-1940 về VN hoạt động, bị Pháp bắt tại Phan Thiết và chết ở Côn Ðảo năm 1942 còn vợ là Nguyễn thị Minh Khai cũng bị Pháp xử bắn tháng 8-1941 ở Hóc Môn, mà theo Hứa Hoành viết là do chính Hồ chí Minh đã chỉ điểm cho mật thám bắt, mục đích tiêu diệt hết cái đám cọng sản Nam Kỳ, để đảng bộ miền bắc nắm trọn quyền lảnh đạo.
 
            Do trên VC Bình Thuận mới đặt tên chiến khu tại địa phương là Lê hồng Phong. Xưa nay vào khu có nhiều đường. Trên quốc lộ số 1, có thể theo lối từ Sông Lũy hướng bắc hay men theo sườn núi Tà Dôn, nằm trong ranh giữa hai xã Long Phú (Thiện Giáo) và Nhơn Thiện ( Hòa Ða), thường được gọi là Cây Táo, ngả ba nhà ga Long Thạnh và đường nối QL1 với liên tỉnh lộ 8 gặp nhau tại huyện lỵ Ma Lâm ( Thiện Giáo). Ðây cũng là nơi trước năm 1970 từng xãy ra các cuộc đụng độ đãm máu giữa VC và các lực lượng Mỹ Việt, song song các vụ đặt mìn, đóng thuế xe đó, bộ hành xuôi ngược trên QL1. Cũng chốn này, nhà văn quân đội nổi tiếng của miền Nam là Y UYÊN, tên thật là Nguyễn văn Uy, sinh tại Bắc Việt, sĩ quan QLVNCH thuộc Tiểu Khu Bình Thuận, đã tử trận ngày 8-1-1969 tại đồn Nora ( Long Phú). Lúc sinh thời, Y Uyên có nhiều tác phẩm giá trị đã xuất bản như Bảo khô (1966), Tượng đá sườn non (1966), Quê nhà (1967), Ngựa tía (1968) và Ðuốc sậy (1969).. Riêng về hướng biển, trên tỉnh lộ 28 Phan Thiết-Mũi Né, đến xã tị nạn Thiện Nghiệp, rẽ theo đường vào Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu Sen.. Xa hơn là Thạch Long tới Hòn Rơm, Hòn Hồng nằm trong xã Hoà Thắng, cửa khẩu giao thường và tiếp vận từ bên ngoài cho VC trong vùng.
 
            Kể lại chuyện mật khu Lê trong thời chiến tranh 1955-1975, không thể không nói tới chiến công của Trại Lực lượng đặc biệt Phi Hổ, trong đó nhà thơ Nguyễn bắc Sơn cũng đã có thời gian theo đơn vị này nhiều lần hành quân tại đây. Qua tài liệu của Trung Tá LLDB Trịnh văn Viễn hiện nay ở Texas Hoa Kỳ, từng là chỉ huy trưởng trại Phi Hổ thì trại này nằm trong xã Chợ Lầu cách thị trấn Sông Mao, một nơi có mỹ danh là Chợ Lớn Mới, vang danh một thời trước năm 1975 :
 
‘ mai ta đụng trận ta còn sống,
về ghé Sông Mao phá phách chơi
chia sớt nổi sầu cùng gái điếm
đốt tiền mua vội một ngày vui..”
( Mật khu LHP-NBS).
 
            Trại Phi Hổ nguyên là hậu cứ củ của Trung đoàn 42 bộ binh, đối mặt với mật khu Lê Hồng Phong VC. Tháng 2-1962, đại uý Trịnh văn Viễn, chỉ huy toán B3/LLDB đến công tác trong vùng, giữa lúc tình hình an ninh khu vực tồi tệ đến mức VC dám về các xã đông dân trong vùng hằng đêm để hát xướng, tuyên truyền và thu thuế, mặc dù tại đây có các đơn vị Bảo An-Dân vệ và Trung tâm huấn luyện Bảo An tại Sông Mao. Ðể ứng phó với tình hình, trại đã thành lập các đơn vị dân sự chiến đấu, ăn lương Mỹ, không có số quân do các thanh niên trong vùng, kể cả Phan Thiết tình nguyện,lên tới 1 tiểu đoàn , hành quân dưới sự hướng dẫn của toán B/LLDB.
 
             Sau này tiểu đoàn DS chiến đấu trại Phi Hổ được chính Bộ trưởng QP.Hoa Kỳ là Mc.Namara khi đến thăm Ấp chiến lược Lương Sơn, đã gọi đó là TD1 Nhảy dù LLDB do Ðại uý Trịnh văn Viễn chỉ huy tổng quát. Cũng kể từ đó, trại Phi Hổ trở thành tử thần của mật khu Lê, thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân thám sát, nhảy dù ngay chính trong lòng đất địch, gây bất an và thương vong thường xuyên cho các đơn vị VC trong vùng. Ngoài ra Trại còn phối hợp với Tỉnh Trưởng Bình Thuận lúc đó là Trung Tá Nguyễn quốc Hoàng, tổ chức thành lập các Trung đội DSCD tại các xã trong quận Phan Lý Chàm, Hoà Ða do Hoa Kỳ trả lương để họ tự bảo vệ các ấp chiến lược.
 
             Ðặc biệt nhất là tại xã Lương Son, đông dân, trù phú nằm ngay trên QL1, đối mặt vơi khu Lê, trại Phi Hổ đã tổ chức được một LL/DSCD trong đó có 1 trung đội nử biệt kích LLDB, chính lực lượng này đã góp công lớn trong việc tiêu diệt nguồn nước uống của mật khu, làm cho các đại đội địa phương VC phải rút đi nơi khác, chỉ lưu lại một trung đội hoạt động nghi binh mà thôi. Trước ngày binh biến 1-11-1963, trại Phi Hổ và TK Bình Thuận đã tổ chức một cuộc hành quân vào mật khu Lê, vưà tiêu diệt VC cũng đồng thời giải thoát số đồng bào còn bi kềm kẹt trong vùng. Tháng 3-1964, các toán LLDB hoạt động tại trại Phi Hổ được lệnh chuyển giao nhiệm vụ lại cho tiểu khu Bình Thuận, và mặt thật như ta biết là vùng này, ngoại trừ xã chiến lược Lương Sơn với sự hiện diện của TD-DSCD còn có an ninh, tất cả vùng từ Cây Táo tới Sông Lữy, Chợ Lầu rồi Vĩnh Hảo-Cà Ná trên QL1 trước năm 1970, đều là đất của CS , mặc dù sau khi LLDB rút, đã có các Trung đoàn 43 BB/Biệt lập hành quân. Sau đó là các Trung đoàn 44,53 BB và Thiết đoàn 8 kỵ binh của SD23 BB, kể thêm lực lượng Nhảy dù Hoa kỳ. Tình hình an ninh thật sự có được tại khu Lê và toàn tỉnh , bắt đầu năm 1970 khi đại tá Ngô tấn Nghĩa, trưởng phòng 2/QD2 về nhậm chức, cho tới lúc kết thúc chiến tranh vào cuối tháng 4-1975.
 
3-BẦU TRẮNG, CON DÔNG VÀ CÁ MÒI TRONG KHU LÊ :
 
            Nói tới mật khu Lê Hồng Phong, những VC về thành sau năm 1975 thường hay nói tới chuyện cá mòi của Bình Thuận. Ai cũng biết cá mòi cũng như cá nục và tất cả thủy sản trong vùng biển mặn là một ân điển trân quý của trời đất dành cho quê hương, giống như gổ súc, khoáng sản trên ngàn, khiến cho Bình Thuận nổi danh khắp nước trước đây cho tới thời VNCH là chốn rừng tiền biển bạc, nơi làm chơi ăn thiệt.
 
             Cá mòi trước năm 1954 đạt sản lượng mỗi năm từ 17.000 ố20.000 tấn. Ðang làm ăn ngon lành, không biết tự dưng biến mất hết ngoại trừ một số nhỏ còn lẩn quẩn sinh sống trong vùng biển cấm tại Hòn Rơm. Sau này các nhà khoa học giải thích, sở dĩ có hiện trạng trên vì cá mòi vốn sợ tiếng động, mà tại biển Bình Thuận từ 1955 về sau, ngành ngư nghiệp phát triển với các ngư thuyền toàn gắn động cơ, thay thế thuyền buồm xưa, cho nên cá mòi sợ di cư nơi khác, còn Hòn Hồng, Hòn Rơm thì không có ai léo hánh, vì vậy một số cá mòi về đây lập nghiệp .
 
            Về con dông, thổ ngởi của khu Lê, nay trong thiên đàng xã nghĩa cũng đã leo lên một địa vị lớn, chẳng những tại các nhà hàng ăn uống kháp vùng du lịch Cà Ná, Hòn Rơm, Mũi Né, Rạng, Ðồi Dương và thành phố Phan Thiết mà còn tiến nhanh tiến mạnh tới tận Nha Trang, Ðà Nẳng, Hà Nội và nhất là thành Hồ, với hổn danh KHỦNG LONG, được trân quý chẳng những là dân sành điệu địa phương mà còn có nhiều Tây Tà, Nhật Hàn và Việt Kiều khắp chốn. Khủng Long được bày bán quy mô trong đại tưu lầu Rồng Xanh trên đường Võ văn Tần gì đó ở Sài Gòn, với nào là dông nướng mọi, dông lột da chiên dòn,xào lăn.. Ðối với dân thành thị chưa quen, khi nhìn con dông còn sống ngọ nguậy , quả tình cũng ngán rợn nhưng bảo đãm đã nếm thử một lần thì tới già vẫn không quên vị ngọt đậm đà và dòn chắc của từng thớ thịt trắng ngần. Trước năm 1975 người ít và đủ đầy nên dông có hằng hà sa số tại các quận Bắc Bình Thuận nhưng đông đúc nhất là tại khu Lê, nơi có rừng cây thấp và sa mạc cát. Mùa nóng, dông ẩn trú kỷ dưới hang sâu chờ thời cho tới khi đầu mùa mưa vừa thắm đất, đủ làm cho cỏ chết hồi sinh, cũng là lúc nhà họ dông hoạt động, săn mồi , tỏ tình và trửng giởn. Theo từ điển thế giới động vật , thì Dông đực đặc biệt có tới hai món ăn chơi và Dông mái thì sinh nở vào khoảng thời gian mùng năm tháng năm, mỗi lần từ 4-10 trứng , dưới các hang sâu trên 1m. Dông ăn cây cỏ và các loại côn trùng như dế, cào cào, mối.. Dông đực còn gọi là dông thiềm thường nặng trên nửa ký, da có nhiều sọc đủ màu, còn con cái có nhiều chấm màu vàng, nhẹ hơn dông đực. Bắt dông cũng có nhiều cách nhưng thông thường thì đào hang, bẩy, cắm câu và đặt vòng gút. Thịt dông ăn ngon, hiền và các thợ nhậu có thể chế biến được nhiều món cũng rất khoái khẩu như bằm chiên chả, xào lăn, chiên bơ,nấu cà ri, trộn gỏi, nướng chao.. còn lính hay những người địa phương thì đơn giản hơn với món canh dông lá me non, dông xào đậu rồng, đậu ván, bông bí,mướp.. ăn cũng rất ngon miệng.Ngoài ra thịt dông nướng ,kẹp rau thơm chấm nước mắm nhĩ chanh ớt, cũng là thứ đưa cay đáng giá của lính trận hành quân trong lúc xa thành.
 
            Vào khu Lê đâu quên được BẦU ÔNG-BẦU BÀ,nằm cách QL1 tại Lương Sơn chừng 20 km, bao quanh bởi các động cát trắng cao vút. Theo bản đồ do Pháp ấn hành năm 1924 thì Bầu có tên là BÃI ÐỘNG nhưng dân chúng xưa nay vẫn quen gọi là Bầu Trắng hay hồ Ba Ðộng vì nằm giữa ba động cát lớn , thuộc thôn Bình Nhơn, tổng Vĩnh An, huyện Hòa Ða, phủ Hàm Thuận, giáp ranh với xã Hưng Nhơn, thôn Long Sơn và biển Ðông . Hiện nay sau thời gian dài bị cát xâm thực, diện tích hai bầu đã bị thu hẹp rất nhiều, chứ không còn giống như đã mô tả trong tài liệu Ðại Nam Nhất Thống Chí năm xưa ‘ Bầu Ông nhỏ hơn Bầu Bà, có chu vi 8 dặm, còn Bầu Bà rộng 12 dặm, hai bầu nằm cách nhau một đụn cát’. Trước có miểu thờ Bà Chuá động ngày nay đã biến mất, chỉ còn lại dấu vết cái nền mà thôi. Nước trong hai bầu ngọt và quanh năm mực nước không hao hụt, cân bằng hình như có mạch thông thương từ hai đáy. Ðối với Bầu Trắng, xưa nay vẫn có nhiều bí mật mà con người chưa giải thích nổi, chẳng hạn xuất xứ của bầu từ đâu mà có, là sông chết, biển cạn hay hồ tự nhiên ? và cuối cùng vì sao mà có vùng nước xoáy trên bờ biển Bình Nhơn, nay gọi là Hoà Thắng. Vũng nước này rất sâu, rộng tới 4m, từ trong lòng đất tuôn ra biển, được dân trong vùng gọi là CỬA LẤP của một con sông, đã bị cát động vùi dập, mà dấu vết còn lại là hai Bầu nước ngọt. Tại đây nhờ sự hiện diện của nước,nên có sự sống và cây xanh, dân quanh vùng ngoài nguồn nước, hải sản trong hồ còn trồng nhiều dưa hấu để ăn và bán hột. Ngoài ra còn có SEN mọc phủ kín hai mặt hồ, vì vậy người ta cũng gọi Bầu Trắng là Bầu Sen. Cây sen có tên khoa học là Nelumbium speciosum willd, có xuất xứ tại Ấn Ðộ, thuộc loại thủy sinh từ lá, bông, hạt và củ đều ăn được. Sen là một biểu tượng thiêng liêng trong các đại tôn giáo cuả Châu Á nhất là Phật giáo. Theo William viết năm 1998, thì đói với nhà Phật, sen được coi là biểu tượng cao quý nhất của sự tinh khiết, hoà bình, từ bi và vĩnh hằng vì :
“ trong đầm gì đẹp bằng sen
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn..”
(ca dao VN)
 
            Cho nên hoa sen được sử dụng nhiều nhất trong các loại hoa, dành cho mọi lễ hội của người Chấu Á, còn củ sen lại bán chạy trên thị trường. Tại Âu,Phi Mỹ và Úc châu, người ta dùng Sen để trang trí hơn làm thực phẩm, riêng các nước Trung cộng, Ðài Loan, Nhật, Ðại Hàn , Ấn Ðộ.. còn xử dụng sen làm y dược, chế biến các món tiềm thuốc bắc.. Tại VN ngày nay, Ðồng Tháp và Bình Thuận trồng nhiều sen và mỗi năm bán sang Nhật hơn 3 tấn củ sen muối, với giá cao nhất trên thị trường tính theo CIF là 343 yen/1 kg.
 
            Tại Bầu Trắng còn một món cũng không thể quên được , đó là món CHÁO TIỀU HOÀ THẮNG, nôm na là cháo Quãng Ðông của dân địa phương, quen dùng đãi bạn bè thập phương khi tới thăm khu Lê. Cháo nấu bằng các loại cá nhỏ như cá chỉ, cá trích hay cá ngân vừa đánh xong còn tươi, lạng hai bên lấy thịt, còn đầu và xương bỏ, đem ướp gia vị. Nồi cháo được nấu bằng lửa liu riu, không đặc mà cũng không lỏng quá và lúc nào cũng phải ở độ nóng. Bàn tiệc đơn sơ gồm có cá ướp, một tô đựng hành lá thái nhỏ, một chén tiêu bột, dĩa rau thơm, chén nước mắm nhĩ chanh ớt và nồi cháo trắng bốc khói nghi ngút. Cách ăn cũng giản dị, gắp cá tươi ướp bỏ vào chén, thêm hành, tiêu bột rồi múc cháo nóng đổ vào,nếu cần thì thêm chút nước mắm, cọng rau thơm, thế là vừa ăn vừa thổi, thỉnh thoảng nốc vào ngụm rượu nếp nguyên si tại bản địa, để khật khà quên tạm cuộc sống và kiếp người lận đận lao đao trong thời đại đô la và chứng khoán. Theo lời kể thì món cháo tiều này có xuất xứ từ các thương buôn người Hoa Nam, lưu lạc tới đây từ thế kỷ thứ XVIII trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Về sau do nhu cầu phát triển làm ăn, một số lớn đã dời về các đô thị nhưng cũng để lại một số hậu duệ và chính những người này tiếp tục phát huy cũng như lưu giữ món ăn của tổ tiên để lại.
 
4-RẠNG, MŨI NÉ, HÒN RƠM : CỬA NGỎ VÀO KHU LÊ :
 
            Ðường ra Rạng, Mũi Né, Hòn Rơm vào khu Lê ngày nay đã đổi khác , không còn là những thôn xóm chài lưới năm nao từ Rạng tới Mũi Né, êm đềm núp mình dưới rặng dưà xanh ven biển. Tất cả đã lột xác hoàn toàn kể cà con đường cái quan từ Phú Hài về Vị Nê luôn hành hạ con người vì cát. Bắt đầu từ tháng 3-1998, đường được mở rộng từ Phan Thiết ra tới tận khu du lịch Hòn Rơm. Trên bờ biển Hoà Thắng, nước luôn trong xanh in bóng núi màu hồng rất hùng vĩ, đứng sát mé nước, làm thành nhiều bãi bờ qua những cái tên ngộ nghĩnh như Bãi Ốc sóng biển lăn tăn, Bãi Xếp cây cồi bạt ngàn, Bãi Ghềnh bạc đầu sóng nước, Bãi Dơi đầy bóng dơi bay và xa xa Hòn Nghệ nhìn giống như thần Kim quy đang lặn hụp trên Ðông Hải trùng trùng. Ðường về thôn xưa rất đẹp, nhờ nguồn vốn của tây tà nên phẳng lỳ láng coáng, mở rộng có kè tại các động cát từ Rạng về Mũi Né, ven biển qua các di tích và thắng cảnh hửu tình như núi Cố, Bạch Hổ, đồi Bà Nài, Tháp Chàm Phố Hải, Lầu ông Hoàng, khu lăng mộ Nguyễn Thông, Ðá ông Ðiạ.
 
            .Chen lẫn trong màu xanh của biển, màu vàng trắng của cát là lớp lụa màu thiên thanh của những vườn cây trái, đồi chuối, rừng dừa.. gần như che mát lối đi và đặc biệt tạo thành một vương quốc cho các loài chim se sẽ, cu xanh ,sáo sành. Tại đây còn có loài Sóc xám, thú rừng trên lưng có sọc, ăn chuối, dừa, trái cây, sống từng cặp trên chọt ngọn dửa cao lắt lẽo, có nhiều tại thôn giữa xứ Rạng, khó ai bắt được dù bị treo giá cao, gần 1 triệu tiền hồ/1cặp. Còn Mũi Né trước năm 1975 là huyện lỵ Hải Long, xưa chỉ là một làng đánh cá nhưng phong cảnh lại rất hữu tình, từ ghềnh đá lên tới những núi cát lúc nào cũng muốn đẩy hết con người ra biển, để tự mình độc tài, độc đảng. Riêng Hòn Rơm trước năm 1975 thuộc vùng oanh kích tự do, chỉ mới được biết tới từ tháng 10-1995 khi VN có hiện tượng nhật thực hoàn toàn tại Tà Dôn và Mũi Né. Hòn Rơm trước thuộc Bình Nhơn, sau là Hoà Thắng, cách xã Thạch Long vài cây số, là cửa khẩu quan trọng để chuyển hàng tiếp tế từ Bắc Việt vào khu Lê cho cán binh bằng đường biển. Cát và đất núi ở đây đều màu đỏ làm cho con suối nhỏ cũng có tên là Suối Hồng.
 
             Hòn Rơm thật ra chỉ là một ngọn đồi thấp, nằm chơ vơ giữa một đồi cát nhô sâu ra biển, mùa mưa có chút nước làm cho cây cỏ hồi sinh, trái lại trong mùa nắng gắt, cỏ cây tàn lụn xác xơ, biến thành màu vàng , xa nhìn giống như đụn rơm khổng lồ, nên mới thành cái tên Hòn Rơm hay Hòn Hồng. Từ sau năm 1996, Mũi Né rồi Hòn Rơm bước vào kỷ nguyên mới của ngành du lịch. Cũng kể từ đó dôc theo con đường từ dốc lầu ông Hoàng ra tới Hòn Rơm mọc đầy các làng và khu du lịch từ giá bình dân tới hạng siêu sao đúng cở và món đặc sản du lịch trên cát” loại xe 2 bánh hay xe vùng Vịnh” khiến thiên hạ tứ phương ùn ùn kéo về du lịch. Tất cả tuỳ theo tiền, cao nhất cả trăm đô/1 ngày , còn bình dân thể thao thì ngủ lều ngoài bãi giá chừng 50.000 tiền hồ/1 ngày. Ngoài tiền ăn, ngủ và tắm biển, rong chơi trên cát, còn có tiền ăn nhậu hải sản quý như ốc, tôm, cua, cá và dông, tuy không giống ai nhưng mắc mõ dể sợ. Nay Bình Thuận lại mới thêm một món ăn mới “ MỰC MỘT NẮNG “, vì không còn mực tươi để mà ăn. Trước năm 1975, người Phan Thiết-Bình Thuận ăn mực khác bây giờ. mực tươi bắt được chỉ cần nhúng sơ chút nước sôi hay bỏ hấp trên nồi cơm nóng lá ăn ngay, đó là ngoài biển. Còn về nhà hay trên bến, mực chỉ cần làm sạch hắp sơ, rồi chấm với mắm gừng hay mù tạt.. Theo Nguyễn thị Huệ, chủ vựa cung cấp món “MỰC MỘT NẮNG” lớn nhất tại Phan thiết hiện nay, thì mực phải tươi và tuỳ loại, chẳng hạn như MỰC ỐNG chỉ phơi khô, MỰC NANG xuất khẩu để chế biến món Sasimi của Nhật, còn MỰC LÁ mới chính là nguyên liệu làm mực một nắng, món ăn thời thượng ngày nay tại Phan Thiết-Bình Thuận. Xuất xứ món ăn này là chủ nhân Quán Cây Bàng ở Rạng, chuyên bán các đặc sản của Phan Thiết như gõi cá mai, cá suốt, cháu hàu.. Mực một nắng được chế biến từ mực tươi mới dánh về, làm sạch rửa qua nước lợ rồi đem sấy ở nhiệt độ 43 độ C chừng 4-5 giờ, rồi bỏ vào tủ đá, hoặc đem phơi nắng phơi sương một đêm, mục đích làm cho con mực vẫn còn tươi.
 
             Hởi ơi mực một nắng hay gì gì chăng nữa đang xãy ra tại quê hương ngày nay cũng chẳng qua là một khúc tận tuyệt của xứ biển, bởi trong đó có chứa cái mặn mòi của biển, cái sương giá máu mắt cũa ngư dân và nổi vất vả trùng trùng mà kiếp người dân biển nghèo cực đã gánh chịu tự bao đời.
 
            Sinh và lớn lên tại Phan Thiết bao nhiêu ngày, rồi phải xa quê hương không hẹn ngày trở lại, thì làm sao ai chẳng nhớ và càng nhớ hơn lúc nữa đêm ngồi vơ vẫn nghĩ tới những bạn bè đã nằm xuống tại đây trước năm 1975 hay sau này khi vượt ngục VC tại Lương Sơn ..
 
 
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2010
Mường Giang